Đề xuất đường sắt tốc độ 350 km/h chuyên chở khách

Ngày 26/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo (BCĐ) xây dựng, thực hiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia. Đây là tiến trình thực hiện yêu cầu của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và khởi công trước năm 2030. Các đoạn đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh và TPHCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước năm 2045.

Phó Thủ tướng đề nghị các thành viên BCĐ, chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, phân tích để có câu trả lời cho một số vấn đề lớn: Đường sắt tốc độ cao có kết hợp vận tải HK và hàng hóa hay không; giải pháp công nghệ, tốc độ phù hợp và kinh nghiệm phát triển của các nước; lộ trình triển khai, các đoạn tuyến ưu tiên...

Trước đó, cuối tháng 11/2023, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi Bộ GTVT, thống nhất phương án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam theo kịch bản 3. Đó là xây mới tuyến đường sắt Bắc - Nam đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, vốn đầu tư hơn 70 tỷ USD, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu.

Theo kịch bản này, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được làm mới hoàn toàn với 60% là cầu, 10% hầm, 30% chạy trên nền đất. Có tất cả 23 ga khách trên toàn tuyến, 5 khu tập kết, sửa chữa, bảo dưỡng, 40 cơ sở bảo trì hạ tầng, 5 ga hàng, 4 đề pô, 28km tuyến nối ga để khai thác chạy tàu hàng khi nhu cầu hàng hóa vượt quá năng lực khai thác. Yêu cầu mua sắm 74 đoàn tàu động lực phân tán, với 1.184 toa xe, năng lực chạy tàu đáp ứng 175 đôi tàu/ngày đêm, trong đó, đường sắt tốc độ cao 150 đôi tàu, đường sắt hiện hữu 25 đôi tàu. Toàn tuyến có năng lực vận chuyển khoảng 133,5 triệu HK/năm và 20 triệu tấn hàng hóa/năm.

Ưu điểm của kịch bản này là tàu vận tải riêng HK nên tốc độ cao, tiện nghi, an toàn, có khả năng cạnh tranh với phương tiện khác, thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam được tái cơ cấu theo hướng tối ưu hơn. Ngoài ra, phương án này có khả năng vận tải hàng hóa trong trường hợp năng lực của tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu quá tải.

Nhược điểm của kịch bản này là chi phí đầu tư cao, chênh lệch tốc độ giữa tàu khách với tàu hàng càng lớn làm giảm năng lực thông qua.

phone

0937 508 298

Gọi ngay cho chúng tôi

Zalo

Zalo

(8h00- 22h00)

facebook
Facebook

(8h00- 22h00)

phone
Zalo
facebook