Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm

Giá vật liệu “nhảy múa”

2023 là năm chứng kiến diễn biến tăng giá mạnh của các loại vật liệu, nhất là cát xây dựng. Bình quân mỗi tháng, giá mặt hàng này tăng 1,5% do thiếu hụt nguồn cung và nhu cầu xây dựng tăng cao.

Trước tình trạng thiếu nguồn cung, giá cát xây dựng cao đột biến, ngay từ đầu năm, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có văn bản yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo tình trạng thiếu cát, vật liệu san lấp và đề xuất các giải pháp cụ thể.

Bộ Xây dựng cho biết, tình hình biến động giá vật liệu trong năm nay đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư xây dựng. Ghi nhận thực tế cho thấy một số loại vật liệu liên tục tăng giá, trong đó, biến động mạnh nhất là mặt hàng thép xây dựng, có thời điểm giá thép lên đến gần 16 triệu đồng/tấn.

Từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng này trải qua gần 30 lần điều chỉnh. Hiện giá thép xây dựng trong nước đang dừng ở mức 14 triệu đồng/tấn, mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua.

Trong khi đó, giá si măng cơ bản giữ ổn định sau các đợt tăng giá liên tiếp trong năm 2022.

Bộ Xây dựng cho biết, giá xi măng tại các tỉnh khu vực phía Nam có xu hướng cao hơn các tỉnh khu vực miền Bắc, miền Trung bởi ít nhà máy sản xuất và do chi phí vận chuyển.

Theo các chuyên gia, chi phí vật liệu thường chiếm khoảng 60% chi phí xây dựng. Do đó, khi giá vật liệu xây dựng tăng, giá bất động sản đương nhiên sẽ tăng theo.

Mặt khác, việc các loại vật liệu biến động giá cũng sẽ làm gián đoạn tiến độ của các công trình vì đội vốn, khi đó chủ đầu tư và nhà thầu phải tính lại bài toán xây dựng nếu tiếp tục triển khai dự án.

26/12/2023 Cafeland

 

phone

0937 508 298

Gọi ngay cho chúng tôi

Zalo

Zalo

(8h00- 22h00)

facebook
Facebook

(8h00- 22h00)

phone
Zalo
facebook